Podcast là gì?
Podcast là gì?
Theo Wikipedia thì thuật ngữ Podcast được gép bởi 2 từ iPod (một nhãn hiệu thiết bị nghe nhạc của Apple) và Broadcast (phát sóng).
Podcast là tổng hợp các file âm thanh (thường ở định dạng MP3), được phân phối đến các ứng dụng nghe podcast qua RSS – Really Simple Syndication (nguồn cấp dữ liệu đơn giản).
- Podcaster (người làm podcast) tạo ra file âm thanh
- Sau đó tải lên một dịch vụ lưu trữ (được gọi là podcast hosting)
- Podcast hosting sẽ tạo ra nguồn cấp dữ liệu cho kênh podcast (RSS feed)
- Các ứng dụng nghe podcast sẽ nạp RSS Feed
- Người nghe có thể đăng ký, tải xuống hoặc nghe online ngay trên ứng dụng
Xu hướng tương lai của Podcast là gì?
Tại Việt Nam hiện chưa có con số thống kê cụ thể, tuy nhiên podcast ở trên thế giới thì khác, bạn có thể nhìn vào các con số được thống kê bởi Statista sau đây:
- 197 triệu người Mỹ đã nghe về podcast.
- 32% người Mỹ nghe podcast ít nhất một lần mỗi tháng.
- Đã có 750.000 podcast hoạt động tính đến cuối năm 2019.
- Trung bình, 45% người nghe podcast có thu nhập hộ gia đình hàng năm hơn 250.000 đô la.
- 2 triệu podcast đã được đăng ký với Google (dịch vụ Google Podcast)
- 54% người tiêu dùng podcast nói rằng họ nghĩ đến việc mua các sản phẩm được quảng cáo.
- Các doanh nghiệp đã chi 497 triệu đô la cho quảng cáo podcast vào năm 2018.
- Các thương hiệu quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ trên podcast cho biết hiệu quả kinh doanh tăng trung bình 14%.
15 kênh Podcast nổi tiếng:
1. Google Podcast
2. Youtube Podcast
3. Spotify Podcast
4. Giang ơi Radio
5. Tâm Lý ơi
6. Thuần Radio
7. Vì sao thế nhỉ
8. Đắp chăn nằm nghe Tun kể
9. Podcast học Tiếng Anh
10. Nguyễn Hữu Trí
11. Thư viện sách nói
12. TED Talks Daily
13. Thầy Thích Nhất Hạnh
14. Gen Z tập lớn
15. Tốt hơn mỗi ngày
Đừng bỏ qua:
- Nếu bạn là một blogger, một người làm online marketing… thì podcast là điều mà bạn cần phải lưu ý.
- Các trang báo lớn nhất hiện nay cũng đã bắt đầu có riêng chuyên mục podcast. Vậy bạn có khi nào tự hỏi lý do vì sao họ làm podcast?
- Nhiều thống kê cho thấy người dùng ngày càng lười đọc, họ cũng không đủ kiên nhẫn để xem những video dài. Vậy nếu như bạn cung cấp cho họ một loại nội dung có thể nghe thì sao?